29/04/2024

Tin Tổng Hợp 360

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học | Khoa Học

Chất đạm – nguồn cung cấp dinh dưỡng phổ biến cho cơ thể

Chất đạm - nguồn cung cấp dinh dưỡng phổ biến cho cơ thể

Có thể nói chất đạm (hay ptotein) là một phần vô cùng quan trọng cấy tạo nên các tế bào của cơ thể, là nền tẳng để bé phát triển khỏe mạnh. Chất đạm có thể tìm thấy ở cả động vật và thực vật, tùy vào độ tuổi của bé mà dung nạp sao cho phù hợp. Nhưng cụ thể về việc xác định nguồn đạm nào chất lượng và liều lượng cụ thể phù hợp cho trẻ là điều vô cùng nan giải với các bậc phụ huynh. Hơn nữa việc trẻ ăn lệch đạm có nguy hiểm hay không và phải làm sao để điều chỉnh lượng đạm về mức cân bằng cũng là những nghi vấn lớn. Để giải đáp cho cha mẹ những vấn đề nan giải trên, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết này nhé!

Thực phẩm có chứa đạm

Chất đạm (còn gọi là protein) là một trong những chất cơ bản và là thành phần cấu tạo tế bào và các cơ quan bên trong cơ thể. Con người, đặc biệt là trẻ em cần được bổ sung chất đạm qua những loại thực phẩm sau:

– Động vật: thịt, tôm, cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa (bơ, phomai, sữa chua …).

– Thực vật: các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành), các loại hạt (hạt điều, óc chó, hạnh nhân, …), bơ thực vật, các loại ngũ cốc nguyên hạt,…

Thực phẩm có chứa đạm

Về cơ bản, trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng là cần phối hợp 2 nguồn đạm chính và 1 nguồn đạm bổ trợ. Để hoàn thiện các quá trình sinh học giúp tăng trưởng và phát triển tốt. Cha mẹ được khuyên là lựa chọn cân bằng, ngày này ăn đạm này thì luân phiên đạm khác cho ngày kia. Đảm bảo tối thiểu mỗi ngày luôn có 1-2 nhóm đạm chính và 1 nhóm bổ trợ.

Chất đạm có vai trò gì đối với trẻ nhỏ?

Protein đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn ăn dặm. Cần bổ sung đầy đủ chất đạm cho trẻ đặc biệt ở giai đoạn ăn dặm

– Cân nặng và thể chất: Giúp trẻ tăng cân, khỏe mạnh và phát triển thể chất.

– Đề kháng: Chất đạm là thành phần của kháng thể, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

– Não bộ: Phát triển toàn diện não bộ của trẻ.

– Tiêu hóa: Chất đạm hình thành các enzym giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.

– Tế bào và sự sống: Chất đạm giúp tái tạo và hình thành các tế bào mới cũng như các cơ quan nội tạng, cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động và duy trì sự sống.

Liều lượng đạm cần thiết cho trẻ

Tùy theo mỗi độ tuổi, nhu cầu về chất đạm ở trẻ là khác nhau. Trung bình, trẻ cần được bổ sung khoảng 2gr chất đạm/kg cân nặng mỗi ngày. Cụ thể:

– Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 15 – 18gr/ngày.

– Trẻ từ 4 – 6 tuổi: 20 – 23gr/ngày.

– Trẻ từ 7 – 10 tuổi: 28 – 32gr/ngày.

– Trẻ từ 11 – 14 tuổi: 42 – 45gr/ngày.

Tuy nhiên, khi bổ sung chất đạm cho trẻ cần lưu ý, lượng đạm không tương đương với lượng thịt được đưa vào cơ thể. Trong khoảng 20 – 30gr thịt (cá, lợn, bò, gà) chưa qua chế biến chỉ chứa từ 4 – 6gr chất đạm.

Nhu cầu bổ sung đạm ở tuổi dậy thì

Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển, nhu cầu đạm có thể cao hơn. Giữa đạm có nguồn gốc động vật và thực vật thì đạm động vật được ưu tiên hơn. Vì có giá trị cao và có chứa các axit amin thiết yếu, trẻ dễ hấp thu hơn. Trong mỗi bữa ăn hằng ngày của trẻ, lượng chất đạm từ động vật chiếm khoảng 50 – 60%.

Nhu cầu bổ sung đạm ở tuổi dậy thì

Mặc dù vậy, trẻ cần được bổ sung đa dạng chất đạm thực vật và động vật. Vừa phong phú bữa ăn, vừa giúp trẻ hấp thu tốt hơn. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý tránh bổ sung quá nhiều chất đạm . Vì có thể ảnh hưởng đến gan, thận của trẻ. Chất đạm rất cần thiết để trẻ phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ cần nắm rõ nhu cầu chất đạm của trẻ theo từng độ tuổi để bổ sung đầy đủ cho trẻ mỗi ngày.

Trẻ ăn lệch đạm

Ăn lệch đạm nghĩa là trẻ có khuynh hướng thích ăn 1 nhóm đạm nào đó. Nhưng lại không chịu thử hay ăn món khác. Ăn lệch nếu càng ép ăn sẽ dẫn đến ăn lệch có phản kháng. Sẽ làm tình trạng này kéo dài và phức tạp. Ăn lệch là rất thông thường ở trẻ em trong độ tuổi đang phát triển. Vì cơ bản trẻ vẫn đang học về mùi vị thức ăn và hành vi ăn uống.

Nếu trẻ ăn lệch, cha mẹ có thể hoàn toàn thay đổi chỉ cần hiểu cách cho ăn tích cực. Tuy nhiên, vì việc thay đổi hành vi ăn lệch đạm cần thời gian, bên cạnh cho ăn tích cực, cha mẹ cần chú ý phân bổ và kết hợp nguồn đạm dựa trên hướng lệch một cách cân bằng để tránh nguy cơ thiếu hụt những axit amin thiết yếu.