26/04/2024

Tin Tổng Hợp 360

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học | Khoa Học

Triệu chứng và những tác hại của bệnh phù chân ở người già

Triệu chứng và những tác hại của bệnh phù chân ở người già

Bệnh phù chân ở người già chỉ là một trong nhiều triệu chứng của một số bệnh. Phù chân là một bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, người cao tuổi thường chiếm tỷ lệ mắc căn bệnh này cao hơn. Bệnh phù chân luôn gây ra cảm giác khó chịu cho người mắc bệnh. Nó cản trở quá trình di chuyển, vận động hàng ngày. Từ đó, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hướng đáng kể. Bệnh phù chân có thể do chế độ ăn uống không khoa học khi người bệnh có thói quen ăn nhiều tinh bột hoặc ăn mặn. Bên cạnh đó, bệnh lý của một số cơ quan nội tạng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến phù chân.

Ngay sau đây, xin mời bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về những triệu chứng cũng như tác hại mà bệnh phù chân gây ra đối với người cao tuổi.

Bệnh phù chân ở người già là bệnh gì?

Phù chân là sự tích tụ chất lỏng trong các mô tổ chức ở chân hoặc do bệnh lý của một số cơ quan. Bệnh phù chân ở người già là một loại bệnh lý phổ biến. Nó không quá hệ lụy nhưng lại gây khó chịu, cản trở đi lại, ảnh hưởng đến công việc thường ngày của người bệnh.

Bệnh phù chân ở người già là bệnh gì?

Đặc điểm của bệnh là khi mới ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ rệt nên rất khó phát hiện, dễ bỏ qua hoặc không để ý nhất là người đã có tuổi, nhưng càng về sau các triệu chứng của bệnh càng rõ rệt hơn nên người bệnh hoặc người nhà mới nhận biết.

Nguyên nhân bị phù chân ở người cao tuổi

Phù chân ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp do nhiều nguyên nhân phối hợp như thói quen ăn mặn, ăn nhiều tinh bột (carbohydrat). Hoặc do chấn thương, do bệnh lý của một số cơ quan như thận (suy thận, thận nhiễm mỡ)…

Khi thận bị bệnh sẽ làm suy giảm khả năng lọc và bài tiết các chất thải trong cơ thể. Từ đó khiến chức năng tái hấp thu nước, glucose, các acid amin và sản xuất các hormon giúp điều hòa tình trạng cân bằng chõ cơ thể bị rối loạn, bệnh về máu (ung thư máu,…), bạch huyết (bệnh giun chỉ) hay bệnh của gan (bệnh gây rối loạn các chức năng gan khiến gan hoạt động điều tiết dịch không tốt, tăng áp lực ở bụng và chân khiến chân bị phù), hoặc do hậu quả của bệnh tim, mạch làm cho áp lực máu tăng trong tĩnh mạch, mao mạch gây ra phù nề cơ bắp bên trong.

Phần lớn người cao tuổi bị bệnh suy tim đều bị phù chân. Do sự cản trở lưu thông, tuần hoàn của máu. Hoặc do viêm tắc tĩnh mạch chân hoặc suy van tĩnh mạch chân. Có thể phù chân do bệnh đái tháo đường bởi vì đường máu cao sẽ làm van trong tĩnh mạch bị suy yếu. Điều này khiến cho máu không thể bơm về tim mà bị ứ đọng tại chân.

Phù chân ở người cao tuổi có thể do thiếu vitamin B1 hoặc do dùng một số thuốc điều trị một bệnh nào đó kéo dài. Ngoài ra, phù chân có thể do đứng nhiều, ngồi nhiều, tăng cân quá mức hoặc mắc bệnh giun chỉ cũng là yếu tố nguy cơ gây phù chân.

Các triệu chứng đi kèm bệnh phù chân

Thông thường khi mắc bệnh phù chân ở giai đoạn đầu chưa có biểu hiện gì đáng chú ý. Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và điều trị bệnh có xu hướng tăng nặng dần dần. Phù chân thường xuất hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối. Thạm chí nó có thể xuất hiện liên tục trong ngày gây cảm giác nặng nhọc và mệt mỏi.

Phù có thể chỉ xuất hiện ở cẳng chân, mắt cá chân hoặc toàn bộ chân khiến chân biến dạng. Ví dụ như tình trạng dạng chân voi do bệnh giun chỉ. Phù chân có thể ở một hoặc cả hai chân. Ngoài ra, bệnh phù chân có nhiều dạng khác nhau như phù trắng (ấn không lõm), phù mềm (ấn lõm) và tổ chức dưới da chân cứng hơn, dày hơn.

Phù chân có thể xuất hiện ngứa rất khó chịu. Đồng thời người bệnh sẽ thấy khó khăn trong việc di chuyển và vận động. Khi phù nặng tăng lên sẽ xuất hiện phù ở bộ phận sinh dục, có thể gây tràn dịch mang tinh hoàn (nam giới). Ngoài ra, khi bị phù chân người cao tuổi có thể cảm thấy đau, nhức, ngứa rất khó chịu. Điều này làm cho người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên giấc. Từ đó, nó gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cảu người bệnh.

Tác hại bệnh phù chân gây ra đối với người già

Người cao tuổi bị bệnh phù chân cần được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Nếu không, nó có thể gây ra một số biến chứng. Và từ đó làm ảnh hưởng xấu đến việc sinh hoạt (ăn, uống, ngủ, nghỉ…). Chân người cao tuổi vốn đã yếu và hay đau nhức khi chân bị phù nề sẽ ngày càng sưng và đau nhức hơn. Đặc biệt là bệnh này có kèm theo ngứa. Khi bị phù chân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đi lại trong cuộc sống hàng ngày.

Tác hại bệnh phù chân gây ra đối với người già

Ngoài ra, khi phù chân sẽ khiến da căng lên gây ngứa và gãi. Thậm chí có trường hợp gãi chảy máu rất dễ bị nhiễm trùng da. Hoặc gây mưng mủ ở các vùng da bị phù nề. Ngứa nhiều, nhất là ban đêm sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ. Nếu bệnh mất ngủ kéo dài sẽ kéo theo nhiều phiền hà rắc rối cho người bệnh. Ví dụ như suy nhược thần kinh, đi tiểu đêm . Đồng thời làm tăng nặng các bệnh mạn tính đã sẵn có ở người cao tuổi.

Hướng dẫn chữa bệnh và phòng ngừa bệnh phù chân ở người già

Để điều trị phù chân ở người cao tuổi cần điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Bệnh ở giai đoạn sớm được điều trị sẽ giảm triệu chứng nhanh và không gây biến chứng. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Sử dụng thảo dược và chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chúng ta có thể sử dụng các loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu. Ví dụ như: râu ngô, nước luộc ngô, bông mã đề, nước luộc rau cải… để đào thải bớt lượng chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Đồng thời người cao tuổi cần có chế độ ăn uống tốt, cân bằng dinh dưỡng. Người già nên hạn chế ăn mặn, uống đầy đủ 2 lít nước/ ngày. Loại nước bao gồm cả nước có trong rau, canh, trái cây, nước râu ngô, bông mã đề,…

Hàng ngày, người cao tuổi nên bổ sung nhiều rau, củ, quả, tránh ăn nhiều thịt, ăn cá. Thay vì ăn thịt, người cao tuổi nên ăn cá, mỗi tuần nên ăn từ 2 – 3 bữa cơm có cá…

Vận động nhẹ nhàng và mát xa

Người cao tuổi bị phù chân cần có chế độ tập luyện phù hợp. Tức là người già vẫn nên vận động cơ thể hàng ngày. Nhưng chú ý chỉ làm các việc đơn giản như tập thể dục, đi bộ. Mỗi ngày nên đi bộ từ 30 – 60 phút chia làm 2 – 3 lần. Việc vận động nhằm làm cho khí huyết lưu thông sẽ giảm được phù chân. Tránh việc đứng, ngồi tại chỗ quá lâu. Thói quen này có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Vận động nhẹ nhàng và mát xa

Người cao tuổi bị phù chân nên áp dụng hình thức massage (xoa bóp) vùng bị ảnh hưởng. Lưu ý cần động tác nhẹ nhàng tránh gây đau đớn. Nên vuốt dọc xương cẳng chân theo chiều hướng vuốt lên. Nó sẽ làm cho chất lỏng dư thừa tại đó được di chuyển đi lên mạch máu. Từ đó đào thải ra ngoài theo đường niệu, đồng thời hạn chế sự ứ đọng làm giãn tĩnh mạch. Nên xoa lòng bàn chân để gây phản xạ tạo cho máu lưu thông tốt hơn. Lúc đi ngủ nên kê chân cao hơn bình thường bằng một chiếc gối cao vừa phải. Độ cao này của gối làm cho máu trở về tim tốt hơn.

Người già bị bệnh phù chân cần tránh lạnh đột ngột

Người mắc bệnh phù chân cần tránh gặp nhiệt độ thay đổi đột ngột. Ví dụ như tránh tắm nước lạnh, ở phòng máy lạnh với nhiệt độ thấp. Người cao tuổi cần hạn chế ra khỏi nhà khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp. Đồng thời nên chú ý phòng ngủ không kín để gió lùa vào. Lí do vì nóng và lạnh thay đổi đột ngột khiến cho bệnh phù chân ở người cao tuổi thêm nặng hơn. Bởi điều này khiến thành mạch máu thích nghi không kịp. Nhất là khi thành mạch máu đã bị xơ hóa, độ co giãn kém. Đặc biệt là tĩnh mạch ở hai chân.

Người cao tuổi nên tránh tắm nước quá nóng và mặc ấm khi ra đường thời tiết lạnh. Cần mặc ấm từ đầu đến chân (đầu đội mũ len, cổ quàng khăn ấm, mặc quần áo ấm, tay và chân đi tất và đeo khẩu trang).