06/10/2024

Tin Tổng Hợp 360

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học | Khoa Học

Nguyên nhân và cách cải thiện bệnh suy giảm trí nhớ ở người già

Nguyên nhân và cách cải thiện bệnh suy giảm trí nhớ ở người già

Bệnh suy giảm trí nhớ là một trong những căn bệnh cực kỳ phổ biến ở những người cao tuổi. Cùng với sự lão hóa ở cả cơ thể và chức năng của các cơ quan nội tạng, não bộ của người già cũng trở nên yếu kém hơn. Máu không còn được bơm lên não đầy đủ nữa, từ đó gây hiện tượng hay quên, mất trí nhớ. Khi hiểu được nguyên nhân cũng như nắm được biểu hiện của bệnh này, gia đình có thể sử dụng những biện pháp giúp cải thiện trí nhớ cho ông bà, bố mẹ. Nhiều người không đủ kiên nhẫn khi chữa trị bệnh nên thường có xu hướng lạm dụng thuốc. Điều này cực kì nguy hiểm bởi nó có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Thậm chí có thể gây nguy hại đến chính người bệnh.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về biểu hiện và một số cách để cải thiện bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Tìm hiểu bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi

Tìm hiểu bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi

Suy giảm trí nhớ hay mất trí nhớ là thuật ngữ chỉ tình trạng não bộ hoạt động không bình thường. Đây là hiện tượng phổ biến ở những người cao tuổi khi não bộ đã bước vào. Căn bệnh này khiến người bệnh nhầm lẫn, trí nhớ giảm sút. Thậm chí người bệnh không còn khả năng chăm sóc bản thân hay kiểm soát cảm xúc chính mình.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy giảm trí nhớ

Trên thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở người già. Tuy nhiên ta có thể kể đến 2 nguyên nhân chủ yếu như sau.

Trí nhớ giảm sút do tuổi tác

Khi có tuổi, con người trải qua sự lão hóa và suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Từ đó, não bộ cũng dẫn bị lão hóa theo. Điều này khiến tình trạng rối loạn phản xạ xảy ra ngày càng thường xuyên. Nhất là những phản xạ có điều kiện như ghi nhớ, tập trung, tư duy… Vì vậy, nguyên nhân đầu tiên gây bệnh mất trí nhớ ở người già là do neuron thần kinh bị lão hóa. Nếu người bệnh không được giám sát, khơi gọi thường xuyên sẽ dễ rơi vào trạng thái lãng quên hoàn toàn.

Bệnh tật khiến suy giảm trí nhớ

Bệnh tật khiến suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ cũng có thể là hệ lụy khi người bệnh chấn thương sọ não, viêm não, bệnh Alzheimer. Ngoài ra có thể gặp tai biến mạch máu não, rối loạn tuần hoàn não, stress, rối loạn tâm lý. Từ đó người bệnh lạm dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ hay nghiện rượu… Triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn khi người bệnh đã cao tuổi. Khi đó, bệnh nhân có thể mất trí nhớ tạm thời, quên nhanh và không thể nhớ lại những sự việc chỉ vừa diễn ra ngay trước đó. Tuy nhiên vẫn có thể nhớ được những ký ức xưa cũ chứ không quên hẳn.

Dấu hiệu của bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi

Những dấu hiệu phổ biến của bệnh mất trí nhớ ở người già có thể kể đến là:

– Bệnh nhân gặp khó khăn trong các công việc hằng ngày như thường bối rối khi mặc quần áo, nấu ăn hay đơn giản là gọi điện thoại.

– Rất nhiều lần quên những từ đơn giản, khó giao tiếp

– Quên những nơi chốn dù rất quen thuộc như đường về nhà, địa điểm muốn đến và có khi không biết mình đã về nhà như thế nào. Bệnh nhân suy giảm trí nhớ cũng dễ nhầm lẫn giữa ngày và đêm.

– Thay đổi tâm trạng thất thường không rõ lý do, đồng thời họ cũng ít biểu lộ cảm xúc hơn trước.

– Người suy giảm trí nhớ thường hay nghi ngờ, khó chịu, hờ hững. Hoặc hay có dấu hiệu bồn chồn, lo lắng hoặc kích động mãnh liệt. Đặc biệt là trong các tình huống gặp trở ngại về bộ nhớ.

Cách phòng bệnh suy giảm trí nhớ qua dinh dưỡng

Bệnh mất trí nhớ ở người già có thể được cải thiện bằng chế độ ăn. Hãy cho ông bà bố mẹ ăn đầy đủ dưỡng chất và bổ sung những thực phẩm hỗ trợ não bộ. Cụ thể hơn, chế độ ăn uống của bệnh nhân suy giảm trí nhớ cần tuân thủ những điều sau:

Cách phòng bệnh suy giảm trí nhớ qua dinh dưỡng

– Hạn chế ăn nhiều mỡ động vật bão hòa nhiều cholesterol như nội tạng, thịt mỡ. Thay vào đó nênbổ sung chất béo với lượng dưới 25% tổng như cầu năng lượng hằng ngày dưới dạng omega-3. Chất này có nhiều trong các loại cá nhằm giúp tế bào não chống lão hóa. Năng lượng từ chất béo chỉ nên ở mức dưới 25% tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày.

– Tăng cường các loại rau và hoa quả sẫm màu để chống lại sự lão hóa não.

– Sử dụng sản phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng sau:

+ Folate và vitamin B12: giúp giảm hemocysteine – chất gia tăng nguy cơ Alzheimer và các bệnh liên quan đến tim mạch.

+ Vitamin E và C: chất oxy hóa chống sự giải phóng gốc tự do, làm tế bào não bị tổn thương.

+ Axit Folic: giảm chứng viêm và cải thiện lưu lượng máu đến não, từ đó cải thiện trí nhớ.

+ PS (Phosphatidyl serine): thành phần cấu tạo nên màng trong của các tế bào neuron thần kinh. Chất này giúp giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Lời kết

Suy giảm trí nhớ là căn bệnh người già khá phổ biến và nguy hiểm người cao tuổi. Hiện nay trên thế giới có hơn 8 triệu người mắc phải căn bệnh này. Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già là bệnh rất phổ biến. Và nó xảy ra do những nguyên nhân rất cơ bản với những dấu hiệu dễ thấy.

Trên đây là những thông tin về bệnh mất trí nhớ ở người già. Người thân trong gia đình nên khuyến khích người cao tuổi duy trì luyện tập thể dục và thường xuyên thực hiện các bài tập luyện trí nhớ. Ví dụ như tập tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia. Ngoài ra có thể tập nhớ tên người mới quen hay chơi cờ. Hoặc ôn lại những việc xảy ra trong ngày trước khi ngủ… Những việc này sẽ giúp cải thiện tính năng ghi nhớ của não bộ.