29/04/2024

Tin Tổng Hợp 360

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học | Khoa Học

Nhiều nông sản Việt Nam được đưa lên sàn thương mại điện tử

Nông sản Việt Nam

Nông sản Việt Nam được rất nhiều nước trên thế giới ưa thích. Nhiều nông sản đã xuất khẩu ra các thị trường khó tính như Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ. Theo đánh giá sơ bộ người dân các nước khá thích nông sản nước ta. Họ đánh giá nông sản của nước ta có chất lượng tốt, giá thành hợp lý. Ngày nay với việc khoa học kỹ thuật phát triển, thời đại 4.0 đang được mở rộng. Các trang thương mại điện tử ra đời ngày một nhiều. Rất nhiều các mặt hàng, hàng hóa được đưa lên sàn thương mại điện tử. Qua đó giúp người tiêu dùng trong nước có thể thuận tiện đặt mua đơn hàng chất lượng. Bên cạnh đó nhiều nước trên thế giới, người nước ngoài có thể đặt mua các nông sản Việt Nam một cách nhanh nhất.

Nhiều tấn vải được bán trên sàn điện tử

Trong thời kỳ dịch bệnh Covid – 19 đang bùng phát như ngày nay. Việc kinh doanh truyền thống về nông sản không đạt hiệu quả cao. Khi không được tập chung đông người, tình trạng xuất khẩu cũng bị ứ đọng. Nhiều mặt hàng nông sản có tỷ lệ xuất khẩu thấp hơn mọi năm. Giá thành của các mặt hàng nông sản đều giảm xuống, khiến nhiều người nông dân lo lắng. Rất nhiều người đã live Facebook để bán hàng, thông qua grap,… Một trong những cách đang được sử dụng chính là sàn thương mại điện tử.

Hơn 200 tấn vải thiều đã được bán

Giữa bối cảnh dịch bệnh khiến giao thương truyền thống khó khăn, nhiều doanh nghiệp lẫn nông dân đã đưa hàng lên mạng điện tử. Các cơ quan nhà nước cũng mở hết công suất để xúc tiến thị trường trực tuyến. Sau 1 năm đưa trái cây lên sàn thương mại điện tử www.dacsanlucngan.vn và www.vaithieubacgiang.vn, ông Phan Văn Nết, Giám đốc HTX sản xuất, thương mại và dịch vụ nông nghiệp Phì Điền (H.Lục Ngạn, Bắc Giang), cho rằng lợi ích lớn nhất là nhà vườn tiếp cận được rất nhiều khách hàng để bán hàng trực tiếp, thay vì phải bán cho thương lái như trước đây. Nhiều nông sản khác như táo, cam, bưởi… của các nhà vườn cũng tiêu thụ được nhiều hơn.

Vải thiều lên sàn thương mại điện tử

Theo ông Nết, cái khó nhất hiện nay là khâu bảo quản, vận chuyển đến các đơn vị đặt hàng. Đặc thù vận chuyển nông sản khác sản phẩm hàng hóa thông thường, yêu cầu về mặt thời gian, đóng gói, bảo quản rất cao. Do chưa đáp ứng được nên khi vận chuyển một số chuyến hàng còn dập nát khiến việc thanh toán sau đó còn chậm. Nhưng khó khăn này đang được HTX nghiên cứu để khắc phục trong thời gian tới.

Người dân gặp khá nhiều khó khăn trong cách buôn bán mới

Bà Đỗ Hoàng Anh, Phó chủ tịch Công ty CP Những ngôi sao liên kết, cho biết mùa vải năm 2020, doanh nghiệp này từng phối hợp với 5 HTX trồng vải tại Bắc Giang để đưa đặc sản này lên fanpage sàn thương mại điện tử: www.vaithieubacgiang.vn trên cả 2 phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt. Ngay mùa đầu tiên, sàn này đã giao dịch thành công trên 200 tấn vải thiều. Fanpage cũng có nhiều khách từ Singapore và Ấn Độ tương tác hỏi thông tin, yêu cầu gửi báo giá.

Trong giai đoạn đầu là người nông dân, chủ các HTX chưa quen với các thao tác chụp ảnh, quay video giới thiệu về sản phẩm, chưa quen với cách thức đưa thông tin, chốt đơn cũng như tổ chức dịch vụ logistics đưa hàng đến tay khách hàng của thương mại điện tử. Nhưng chỉ sau hơn một tháng được đào tạo, chủ các vườn vải đã quen và làm tốt hơn. Mùa vụ thứ hai năm nay, dự kiến từ hôm nay (15.5) trở đi, doanh nghiệp này sẽ tập trung đào tạo kỹ năng bán hàng trên sàn điện tử cho nông dân trồng vải.

Vải thiều có tiềm năng trên sàn giao dịch điện tử

Bà Đỗ Hoàng Anh nhận định tiềm năng của quả vải thiều trên sàn giao dịch điện tử là rất lớn bởi hiện nay, 80% lượng xuất khẩu mới chỉ tiếp cận được các tỉnh biên giới Trung Quốc mà chưa phải là các tỉnh nội địa có mức chi trả cao hơn như Bắc Kinh, Thượng Hải.

vải thiều có cơ hội tiến vào các thị trường lớn

Trong năm nay, doanh nghiệp này đang có kế hoạch liên kết với các sàn thương mại quốc tế. Ví dụ như Alibaba (Trung Quốc) hay Rakuten (Nhật Bản) với kỳ vọng sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ cho quả vải thiều VN. “Trong nước, chúng tôi dự kiến kết hợp với Bưu điện Hà Nội và TP.HCM để đẩy mạnh tiêu thụ, đưa vải thiều đến khách tiêu dùng cuối cùng”, bà Anh nói.

Các nông sản được đưa lên sàn giao dịch

Đẩy mạnh đưa nông sản Việt ra thế giới

Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Giám đốc Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin xúc tiến thương mại (Cục Xúc tiến thương mại), cho hay việc đưa hàng, nhất là nông sản lên mạng để bán trong nước và xuất khẩu sẽ là xu hướng. Cục đang làm việc với sàn Alibaba.com để mở một gian hàng quốc gia trên trang này. Nhằm đưa hàng Việt ra thế giới.

“Chúng tôi đang tập trung xây dựng hình ảnh sản phẩm trước, mà đầu tiên là với gạo, cà phê, và dệt may. Hiện đã có đối tác ngoại sau khi xem hình ảnh trên trang đã yêu cầu chúng ta gửi mẫu sản phẩm thật để xem xét, đặt hàng”, bà Thúy nói.

Thương mại điện tử trong nước được đẩy mạnh

Không chỉ ra nước ngoài, kênh thương mại điện tử trong nước cũng đang được đẩy mạnh. “Đợt dịch tháng 3 vừa qua, chúng tôi thông qua sàn Sendo đã bán được 26 tấn nông sản cho bà con Hải Dương trong 5 ngày. Đó là bài học rất tốt để quả vải của Hải Dương. Bắc Giang sẽ chính thức được đưa lên các sàn vào ngày 14 và 18.5 tới đây”, bà Thúy nói.

Nhiều nông sản lên sàn thương mại điện tử

Song song đó, thời gian qua Cục Xúc tiến thương mại, cùng với Cục Thương mại điện tử của Bộ Công thương phối hợp các sàn đã liên tục tổ chức tập huấn, đào tạo, hỗ trợ để các doanh nghiệp nhỏ, các hợp tác xã biết cách mở gian hàng trên các sàn. Họ cũng được chia sẻ kinh nghiệm về quảng bá thương hiệu, tư vấn chăm sóc khách hàng qua mạng…

Hôm qua (14.5), Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) phối hợp với Sở NN-PTNT. Sở Công thương tỉnh Hải Dương và sàn thương mại điện tử Lazada chính thức đưa quả vải thiều của Hải Dương lên mạng. Lazada dự kiến sẽ phân phối vải thiều Thanh Hà với hình thức giao hàng nhanh trong 4 giờ đến tận tay người tiêu dùng tại Hà Nội và TP.HCM.