Người lao động ở các tỉnh thành lớn chủ yếu là dân ở những vùng khác. Họ mong muốn ổn định chỗ ở để yên tâm làm việc. Tuy nhiên đất chật người đông, giá cả bất động sản ở những thành phố không hề thấp. Và không phải ai cũng có nguồn thu nhập cao để đủ chi trả. Các hộ lao động có nguồn thu nhập thấp hoặc trung bình chiếm tỷ lệ rất nhiều. Chính vì vậy họ mới tìm đến những khu nhà ở thương mại giá thấp. Với mong muốn tìm được mô hình nhà phù hợp với năng lực tài chính. Tuy nhiên mô hình này còn nhiều bất cập, không phổ biến ở trung tâm, không thuận tiện cho người lao động. Nhà nước cần có chính sách phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp cho người lao động.
Những kiến nghị về đề án nhà ở thương mại giá thấp
Cử tri TPHCM vừa kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết về “Đề án phát triển nhà ở thương mại giá thấp” với các cơ chế, chính sách hỗ trợ về tín dụng, thuế, tiếp cận đất đai, rút gọn thủ tục đầu tư xây dựng… Nhằm cung ứng loại căn hộ nhà ở thương mại giá thấp (1-2 phòng ngủ). Với mức giá khoảng 20 triệu đồng/m2 đối với các tỉnh. Và mức giá khoảng 23-25 triệu đồng/m2 đối với các đô thị loại 1, đô thị loại đặc biệt.
Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ Xây dựng thừa nhận hiện vẫn còn có sự lệch pha cung cầu. Do các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên địa bàn cả nước hầu hết quan tâm đầu tư các dự án nhà ở thương mại theo giá thị trường. Chỉ nhắm tới phục vụ cho các đối tượng có thu nhập cao. Do đó, dẫn đến thiếu nguồn cung nhà ở thương mại giá thấp. Dành cho các đối tượng thuộc diện có thu nhập thấp hoặc trung bình.
Phân khúc nhu cầu nhà ở của người dân
Theo tính toán, nhu cầu nhà ở của người dân đối với phân khúc nhà ở trung, cao cấp (có giá từ 25 triệu đ/m2 trở lên) hiện chỉ chiếm từ 20% – 30% tùy từng địa phương, đô thị cụ thể, nhưng nhu cầu về phân khúc nhà ở bình dân, giá thấp (dưới 25 triệu đ/m2) lại chiếm đến 70% – 80% thị trường.
Cũng theo Bộ Xây dựng, để có quỹ nhà ở thương mại giá thấp, ngày 29/5/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 84 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19, trong đó giao Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp (căn hộ chung cư có quy mô dưới 70m2, giá bán không vượt quá 20 triệu đồng/m2)
Khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp
Thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Bộ Xây dựng đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp, trong đó tập trung vào một số ưu đãi: về đất đai (được giảm tiền sử dụng đất, được chậm nộp tiền sử dụng đất); về thuế (giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp); về quy hoạch, bố trí quỹ đất; thủ tục đầu tư xây dựng; cơ chế huy động vốn… và gửi lấy ý kiến của Bộ Tư pháp.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ Tư pháp thì các chính sách ưu đãi đối với dự án nhà ở thương mại giá thấp chưa được quy định trong Luật Đất đai (miễn, giảm tiền sử dụng đất), Luật Nhà ở (lựa chọn chủ đầu tư), Luật Thuế (miễn, giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp)…Nghị quyết của chính phủ không phải là hình thức văn bản quy phạm pháp luật sẽ khiến các địa phương gặp khó khăn.
Do đó, để giải quyết những khó khăn trên, Bộ Xây dựng sẽ báo cáo Chính phủ xem xét, cho phép thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp” theo hướng: Giao Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu các chính sách khuyến khích phát triển nhà ở có giá phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình để sửa đổi, bổ sung đồng bộ vào Luật Nhà ở 2014, Luật Đất đai và các pháp luật khác có liên quan theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội.
Tình hình thị trường bất động sản thời gian qua
Theo báo cáo tình hình thị trường bất động sản quý I/2021, Bộ Xây dựng cho biết, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 ở những đô thị lớn còn rất ít. Hầu như chỉ còn ở các khu vực ngoại thành, xa trung tâm.
Tại Hà Nội, đa số dự án chung cư mới được xây dựng thuộc phân khúc trung cấp với giá bán giao động từ 30-40 triệu đồng. Tập trung nhiều tại các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Gia Lâm…So với thị trường Hà Nội, phân khúc chung cư trung cấp tại TP.HCM có mức giá cao. Đang dao động từ 35-45 triệu đồng/m2.
Với phân khúc cao cấp có mức giá trên 50 triệu đồng/m2, ở cả Hà Nội và TP.HCM những dự án dạng này xuất hiện ngày càng nhiều trong thời gian này. Như The Nine – Phạm Văn Đồng (50 triệu đồng/m2), D’. Le Roi Soleil – Quảng An (80 triệu đồng/m2), Grandeur Palace Giảng Võ (80 triệu đồng/m2), chung cư The Tresor – Quận 4 (60-70 triệu đồng/m2), Saigon Royal – Quận 4 (90 triệu đồng/m2). Nhiều dự án tọa lạc tại vị trí vàng ghi nhận mức giá trên 100 triệu đồng. Thậm chí xấp xỉ 300 triệu đồng/m2…
Mong rằng trước những Quyết định của chính phủ thì người lao động thấp có được chỗ ở ổn định. Có như vậy họ mới phát triển và làm việc tốt ở nơi họ sinh sống. Còn nhiều thông tin về biến động kinh tế mà bạn có thể tìm kiếm tại trang tin tức của chúng tôi. Hi vọng bạn cập nhật thêm được nhiều tin tức hay nhé.
Bài Viết Tương Tự
Thí điểm xây dựng sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối
Thị trường chứng khoán điều chỉnh từ 7-10%, cảnh báo cho nhà đầu tư
Mục tiêu VinFast sẽ chiếm 1%thị phần ô tô tại Mỹ trong 5 năm tới