19/04/2024

Tin Tổng Hợp 360

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học | Khoa Học

Tư thế đạp xe như thế nào là tốt và mang lại hiệu quả cao nhất

Tư thế đạp xe như thế nào là tốt và mang lại hiệu quả cao nhất

Đối với người Việt Nam, môn thể thao quen thuộc và được mọi người yêu thích nhất chính là đạp xe. Đạp xe tác động rất lớn đến sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là rèn luyện sức bền vô cùng hiệu quả. Thế nhưng có rất nhiều người vẫn chưa biết hoặc luyện tập đạp xe sai cách, sai tư thế. Điều này vẫn sẽ tốt cho cơ đùi và cơ bắp đùi, nhưng xương cột sống lại là nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất nếu như bạn đạp xe sai tư thế. Bạn hãy chú ý và đọc hết bài viết này bởi rất có thể bạn sẽ là một trong rất nhiều người đạp xe sai tư thế đấy. Cùng xem và rút kinh nghiệm nhé.

Đạp xe là môn thể thao duy trì sức khỏe hiệu quả nhất

Thời “hoàng kim” sức khỏe của chúng ta kéo dài từ khoảng 20 đến 35 tuổi. Sau giai đoạn này, cơ thể bắt đầu lão hóa, cơ bắp và các cơ quan nội tạng dần yếu đi. Điều này đòi hỏi bạn liên tục rèn luyện nhưng phải chọn môn thể thao vừa sức. Bởi khả năng phục hồi của cơ thể sẽ ngày càng kém. Kỹ thuật tập cũng rất quan trọng, nếu không, bạn vừa có thể chẳng được lợi ích gì vừa mang bệnh thêm cho cơ thể.

Đạp xe giúp cơ thể vận động đều đặn, nhịp tim tăng vừa phải và bôi trơn các khớp xương. Chuyển động tròn trơn tru và ổn định không gây áp lực lớn lên đầu gối và bàn chân như khi bạn chạy bộ. Chỉ sau một vài tháng rèn luyện, những lợi ích của việc đạp xe sẽ hiển hiện rõ ràng.

Đạp xe là môn thể thao duy trì sức khỏe hiệu quả nhất

Để đạp xe đường dài thoải mái cần lưu ý điều chỉnh chiều cao yên, giữ lưng thẳng. Kết hợp các công cụ hỗ trợ, điều chỉnh tốc độ và thời gian luyện tập hợp lý.

Hiện nay, bộ môn đạp xe càng ngày càng trở nên phổ biến bởi lợi ích về sức khỏe và dễ tham gia. Đạp xe đúng cách sẽ hạn chế tình trạng đau mỏi, giảm chấn thương. Hãy lưu ý những điểm sau để đạt hiệu quả luyện tập cao.

Tư thế đạp xe đúng cách

Tư thế cầm ghi đông: tay nắm thoải mái, không cầm quá chặt hay hờ hững, thả lỏng cổ tay, trùng khửu tay và mở rộng bả vai. Làm như vậy, trong quá trình đạp xe, 2 tay sẽ kết hợp với lưng và vai để nâng đỡ cơ thể nhịp nhàng theo chuyển động. Vừa làm giảm lực đè vào cổ tay cũng như giảm độ xóc của xe khi gặp đường xấu.

Tư thế ngồi: điều chỉnh chiều cao yên phù hợp chiều dài chân. Không để quá trùng gây cản trở lực đạp, nhưng cũng ko quá cao để phải với. Có nhiều công thức để tính chiều cao yên nhưng phổ biến là khi pedal ở điểm thấp nhất mà đầu gối chỉ hơi co lên một khoảng nhỏ là phù hợp.

Tư thế đạp: lên xuống xe không nên đặt mông vào yên, chủ động lúc nào cũng hơi nhổm. Đặc biệt lúc tăng giảm tốc độ, đổ đèo hay khi gặp đường xấu cần tuân thủ phương pháp 4-4-2. 4 phút ngồi lệch trọng tâm sang mông phải; 4 phút sang trái và 2 phút ngồi cân giữa. Cách ngồi như vậy kết hợp với phương pháp lúc ngồi lúc nhổm giúp phần dưới người sẽ cảm thấy thoải mái và không bị tê.

Trước buổi tập, hãy ăn nhẹ và uống đủ nước. Sau đó, thực hiện các bài tập khởi động để tránh căng cơ, sai khớp hay chấn thương không đáng có trong luyện tập. Cùng với đó, một bộ quần áo thể thao vừa vặn, thấm hút mồ hôi. Sẽ giúp quãng thời gian đạp xe trở nên thoải mái hơn.

Những lưu ý khi bắt đầu buổi tập

Vận động viên nên bắt đầu buổi tập một cách từ từ. Hãy dành 10 phút đầu đạp nhẹ nhàng để khởi động và làm nóng cơ thể. Giúp cơ thể có thời gian thích nghi với cường độ mạnh khi luyện tập.

Những lưu ý khi bắt đầu buổi tập

Những khoảng thời gian tiếp theo phụ thuộc tùy thời gian tập của mỗi người. Có thể dành 1/3 khoảng thời gian luyện tập để đạp nhanh hết mức có thể. Khoảng thời gian này có tác dụng rèn luyện thể lực và đánh giá hiệu quả.

Chuyên gia lưu ý không nên đạp xe quá lâu, trên một tiếng đồng hồ rất hại cho cơ thể. Khi đạp xe, trọng lượng cơ thể dồn vào yên xe và vùng kín, chân sẽ đỡ trọng lực rất ít. Do đó, ngồi đạp xe quá lâu sẽ khiến các dây thần kinh bị chèn ép, máu không lưu thông. Gây tăng khả năng tắc nghẽn mạch máu từ đó dẫn đến những hậu quả khó lường.