26/04/2024

Tin Tổng Hợp 360

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học | Khoa Học

Tỉnh Hải Dương đưa vải thiều vào kênh bán hàng phi truyền thống

Vải thiều Hải Dương

Sàn thương mại điện tử – một cách gọi không quá xa lạ với cuộc sống chúng ta. Ngày nay trong thời kỳ công nghệ 4.0 phát triển nhanh, mạnh. Các sản phẩm bán trên sàn thương mại điện tử ngày một đa dạng. Các sản phẩm như hoa quả, thiết bị điện tử, vật dụng cá nhân,… Tất cả đều được bán trên các trang web, sàn giao dịch điện tử. Ngày nay, do một số yếu tố nên nhu cầu mua sắm online ngày một tăng cao. Mọi người đang có nhu hướng mua đồ trên các trang thương mại điện tử, sau đó ở nhà đợi hàng hóa được giao. Việc này tiết kiếm được rất nhiều thời gian cho chị em nội chợ, người bận rộn với công việc.

Vải Hải Dương được tiêu thụ theo cách mới

Đặc biệt trong tình trạnh dịch bệnh Covid-19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại. Việc mua sắm online lại càng được ưu tiên sử dụng vì nó sẽ hạn chế tập chung đông người. Mùa vải thiều đang chín, cần có biện pháp tiêu thụ trong tình cảnh dịch bệnh Covid-19. Tỉnh Hải Dương đã xem xét và quyết định đưa vải thiều lên sàn thương mại điện tử. Việc này sẽ giúp người dân tiêu thụ được vải, chấp hành các yêu cầu về phòng dịch của chính phủ. Đây được coi là một hướng đi mới cho ngành vải tại một số điểm gần tâm dịch.

Đưa vải thiều lên sàn thương mại điện tử

Tỉnh Hải Dương đang tiến hành những bước cần thiết để phấn đấu trước ngày 18.5 sẽ đưa vải thiều lên các sàn thương mại điện tử. Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), tỉnh Hải Dương đang tiến hành những bước cần thiết để phấn đấu trước ngày 18.5 sẽ đưa vải thiều lên các sàn thương mại điện tử, sau khi đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại tổ chức chương trình huấn luyện về truy xuất nguồn gốc và tham gia gian hàng cấp quốc gia về xúc tiến thương mại trên các chợ online.

Nhiều trang thương mại điện tử hỗ trợ bán vải

Năm nay là năm đầu tiên quả vải Hải Dương sẽ được bán trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử. Một số trang là Alibaba.com, Voso.vn, Sendo.vn và Lazada.vn. Tuy nhiên, để đưa được sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử đối với doanh nghiệp. Hợp tác xã không hề dễ, gặp phải khá nhiều thách thức.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin Xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương, nguyên nhân chủ yếu vẫn là từ nhận thức của doanh nghiệp còn hạn chế đối với phương thức kinh doanh qua thương mại điện tử. Thiếu cán bộ hiểu biết về công nghệ thông tin, quy trình bán hàng, marketing…

Đặc biệt, để sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần phải được huấn luyện và đào tạo bài bản về cách thức quảng bá trực tuyến, xây dựng hình ảnh sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là cách thức chăm sóc khách hàng, những dịch vụ sau bán hàng, các hình thức cam kết, quản lý chất lượng sản phẩm…

Vải Hải Dương chinh phục được thị trường khó tính

Thời gian qua, thương hiệu vải thiều Hải Dương đã chinh phục nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Úc, EU, Nhật Bản, Singapore… Năm 2020, mặc dù dịch Covid-19 nhưng Hải Dương đã có một vụ vải thắng lợi. Sản lượng vải toàn tỉnh năm 2020 ước đạt 43.000 tấn; trong đó, 23.000 tấn vải sớm và khoảng 20.000 tấn vải thiều. Lượng vải tiêu thụ trong nước ước khoảng 50%, còn lại là được xuất khẩu.

Vải thiều đến tay người tiêu dùng

Tổng giá trị thực tế quả vải năm 2020 đạt 1.166 tỉ đồng, tăng 445 tỉ đồng so với năm 2019. Đặc biệt, có khoảng 1.600 tấn vải được xuất sang các thị trường khó tính. Sản lượng tăng khoảng 1.400 tấn so với năm 2017 và tăng khoảng 1.000 tấn so với năm 2019.

Niên vụ vải năm 2021, sản lượng vải Hải Dương ước đạt khoảng 55.000 tấn. Qua đó tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, 50% sản lượng vải của tỉnh (trong đó chủ yếu vải sớm) sẽ xuất khẩu Trung Quốc, 40% thị trường trong nước và khoảng 5-7% xuất khẩu đi các thị trường khó tính (Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU, Singapore….) và 5% phục vụ chế biến.