25/04/2024

Tin Tổng Hợp 360

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Y Học | Khoa Học

Dẻo bùi lạ miệng với bánh trứng kiến Tuyên Quang

Dẻo bùi lạ miệng với bánh trứng kiến Tuyên Quang

Tuyên Quang là vùng đất nổi tiếng với núi non hùng vĩ, dòng sông Lô thơ mộng, hiền hòa. Không chỉ vậy, Tuyên Quang còn được biết đến với những món ăn ngon nổi tiếng của dân tộc Tày, góp phần tạo nên nét văn hóa ẩm thực hấp dẫn của đồng bào vùng cao. Nếu có dịp đến với huyện vùng cao Lâm Bình, Tuyên Quang, bạn đừng quên thưởng thức món ăn độc đáo và hấp dẫn nơi đây, đó là món “bánh trứng kiến” của người Tày.

Món bánh trứng kiến này đã chinh phục người ăn bởi vị thơm, bùi được làm từ những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. Bánh nếp nhân trứng kiến (hay còn gọi là Péng Làng Lay) là món ăn ngày xuân phổ biến của các gia đình Tày ở Tuyên Quang. Để nếm thử món ăn dân tộc “độc nhất vô nhị” này, các bạn nên đến Tuyên Quang vào khoảng tháng 3, tháng 4 âm lịch, mùa đồng bào Tày thu hoạch trứng kiến đen.

Trứng kiến là nguyên liệu chính của món ăn

Nghe tới cái tên có lẽ ai cũng hình dung ra nguyên liệu chính của món ăn này đó là trứng kiến. Nói đến “trứng kiến”, có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy “hơi ghê”. Thực tế, không phải trứng kiến nào cũng ăn được. Chỉ có trứng của kiến đen, loại kiến có thân nhỏ, đuôi nhọn được cho là lành nhất. Loại trứng đấy mới có thể dùng để nấu những món ăn ngon miệng. Loài kiến này thường làm tổ, đẻ trứng trên những cành không cao lắm. Thường ở cây ngõa, xoan, quế, găng, vầu.

Trứng khiến là nguyên liệu chính của món ăn

Và có một điều đặc biệt đó là món bánh này chỉ có trong một khoảng thời gian rất ngắn mỗi năm. Thường vào những ngày đầu và cuối tháng 3 âm lịch. Lúc này trứng rất mẩy nên các gia đình thường rủ nhau đi rừng lấy về ăn hoặc bán. Ngày nghỉ học sinh cũng không muốn bỏ lỡ cơ hội đi hái lộc rừng. Bởi đây chính là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của kiến. Những hạt trứng li ti bắt đầu lớn dần cũng là lúc người ta thu lượm mang về.

Trứng kiến lớn bằng hạt gạo, màu trắng sữa phải trải qua rất nhiều công đoạn mới chế biến thành nhân bánh. Phần khó nhất trong khâu làm bánh là tìm và lấy được trứng kiến. Phải những người có kinh nghiệm mới không lấy nhầm loại kiến độc gây nguy hiểm.

Cách làm bánh trứng kiến

Người dân chỉ hạ tổ kiến khi gặp nắng to. Lúc này, kiến sẽ nhanh chóng tản ra ngoài để lại những hạt trắng muốt như gạo. Muốn kiến bỏ đi nhanh và không tha theo trứng, người dân thường cho thêm mấy cành cây bỏ vào chậu. Ngoài ra, người ta còn dùng khăn sạch quét đều trên miệng chậu. khi đó những hạt bụi bẩn sẽ bám vào khăn, làm cho chậu trứng kiến sạch và ngon hơn. Trứng kiến khi bắt về được đãi nhẹ tay trong nước ấm. Để những hạt trứng nhỏ li ti màu trắng không bị vỡ.

Cách làm bánh trứng kiến

Bột gạo nghiền nhuyễn được dát mỏng vừa phải. Dày cỡ nửa phân rồi áp vào lá vả non thật vừa vặn. Khi làm chú ý không trải bột ra hết mép lá. Để khi hấp chỗ lá đó xoăn lại thành mép vừa để bột không tràn ra ngoài lại vừa làm khuôn cho chiếc bánh. Tiếp đến là cho trứng kiến đã rang thơm, cho thêm gia vị, ít lá hẹ rồi trải đều trên mặt miếng bột. Cho tiếp lá vả áp trên mặt nhân trứng kiến. Tuy nhiên với lượng trứng kiến ngày càng hạn chế như ngày nay nên người ta thường cho thêm thịt lợn băm nhỏ, hành khô, vừng hoặc lạc rang giã nhỏ làm nhân, cùng các gia vị khác tạo vị mặn cho bánh.

Để miếng bánh đẹp, thường người ta cắt miếng bánh vuông. Bánh được hấp cách thủy cho chín tới và thưởng thức khi bánh nguội. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến ngon tuyệt. Bánh có hàm lượng đạm cao rất hợp cho những người muốn cải thiện cân nặng.

Lưy ý khi ăn bánh

Tuy trứng kiến không độc, nhưng có thể gây phản ứng phụ với tùy người. Nếu lần đầu thưởng thức, bạn nên cẩn thận thử một miếng nhỏ. Xem mình có bị dị ứng không nhé. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, bánh nếp nhân trứng kiến của người Tày ở Tuyên Quang còn được ưa chuộng bởi hương vị vô cùng đặc biệt. Bở độ dẻo thơm của nếp, mùi lá vả đặc trưng và vị trứng kiến bùi bùi, béo ngậy.