Đối với cơ thể của chúng ta, vitamin là chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phải bổ sung qua bằng thực phẩm và các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Chất hữu cơ này giúp cải thiện và nâng cao hệ miễn dịch, tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể, nhất là đối với các bé nhỏ. Vitamin có rất nhiều loại như A, B, C, D, E, K,…chúng cũng được sản xuất theo nhiều dạng khác nhau như viên uống, dạng lỏng, dạng sủi bọt hoặc dạng ống hút. Do đó, các mẹ hãy nghiên cứu cẩn thận để chọn ra dạng bổ sung vitamin vừa phù hợp vừa thuận lợi cho sự hấp thụ của trẻ.
Nguy cơ thiếu vitamin ở trẻ?
Một điều trái ngược là cơ thể con người không thể tự sản sinh ra vitamin. Nhưng chúng lại dễ dàng bị phá hủy bởi những lý do dưới đây:
– Các chất bảo quản, hóa chất, dư lượng kháng sinh,… có trong mọi thực phẩm ăn uống. Vì ở Việt Nam, chúng ta đã quá quen thuộc với tình trạng “ăn gì cũng độc, uống gì cũng hại”.
– Mất đi do quá trình bảo quản: thực phẩm bị tiếp xúc với ánh sáng mạnh hay nhiệt độ cao cũng làm mất đi lượng vitamin vốn có. Đó là lý do ở các nước phát triển họ phải bày bán rau củ quả ở điều kiện lạnh trong siêu thị chứ không phải ở chợ như Việt Nam.
– Ngâm rửa thực phẩm kỹ: vitamin nhóm B, C ngâm trong nước nên mất đi khi ngâm rửa quá kĩ.
– Hầu hết vitamin tồn tại nhiều trong các loại quả nhiều hơn rau củ. Tuy nhiên nhiều gia đình Việt lại không có thói quen ăn các loại quả hàng ngày, hàng bữa. Họ chỉ thi thoảng nhà có thì ăn, không coi đó là thực phẩm bắt buộc. Vì thế lượng vitamin càng dễ thiếu hụt.
– Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta có thể bổ sung vitamin tùy tiện. Thừa vitamin tan trong dầu như A, D, E, K có thể tạo áp lực cho gan, thận.
Các dạng vitamin trẻ có thể dung nạp
Vitamin có dạng viên
Sản phẩm bổ sung vitamin dạng viên thường được phân liều chính xác. Nhưng chúng khó nuốt, có thể khiến trẻ hóc hoặc cảm thấy khó chịu. Nếu chọn sản phẩm này, bố mẹ có thể nghiền nhỏ để con dễ uống hơn. Nhưng lực nghiền cần vừa đủ để các vi chất không bị biến đổi, làm giảm tác dụng của vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần lưu ý cho trẻ uống đủ nước khi dùng vitamin dạng này. Nếu không, niêm mạc ống tiêu hóa của trẻ có nguy cơ bị tổn thương, do viên vitamin có đặc tính hút nước rất mạnh.
Tuy nhiên, chính vì kẹo có hương vị hấp dẫn và hình thù dễ thương, trẻ thường đòi ăn với liều lượng vượt quá mức khuyến cáo. Những thành phần phụ gia như đường, alcohol, … cũng khiến nhiều các bậc phụ huynh băn khoăn. Con bổ sung vi chất, nhưng bố mẹ gánh thêm nỗi lo trẻ thừa năng lượng, tăng nguy cơ béo phì, chán ăn và sâu răng.
Vitamin ở dạng lỏng
Ưu điểm của siro bổ sung vitamin là dễ sử dụng cho trẻ nhỏ. Siro có vị ngọt đậm đà, lại ở dạng lỏng nên bé dễ nuốt, không cần nhiều nỗ lực dỗ dành của bố mẹ. Tuy nhiên, các phụ huynh gặp khó khăn khi phân liều chính xác mỗi lần cho con uống vitamin. Việc này càng khó khăn hơn khi bố mẹ cần nhờ ông bà hay người quen cho trẻ uống.
Chưa kể những sản phẩm này thường chứa hàm lượng đường khá cao. Không chỉ dễ gây sâu răng mà còn làm trẻ sớm mê đồ ngọt, dẫn đến chán ăn. Một số sản phẩm để lâu ngày bị lắng cặn nên bố mẹ không yên tâm sử dụng. Vitamin tổng hợp dạng siro là lựa chọn phù hợp cho trẻ nhỏ tuổi, trẻ hay hóc, oẹ và khó thích nghi với các dạng thực phẩm mới.
Vitamin ở dạng sủi và dạng ống hút
Tuy nhiên, viên sủi có thể gây đầy hơi, khiến dạ dày trẻ ậm ạch, khó chịu. Hệ tiêu hoá có thể gặp phải những trục trặc không đáng có như tiêu chảy hoặc táo bón. Nếu chọn sản phẩm này, bố mẹ cần lưu ý về cách bảo quản. Vì viên sủi rất dễ bị ẩm mốc. Phụ huynh cũng cần canh chừng để tránh trường hợp con bỏ nguyên viên sủi vào miệng. Khi đó, một lượng lớn khí carbon dioxide tạo ra trong khoang miệng có nguy cơ làm trẻ ngạt thở.
Vitamin dạng ống hút khắc phục hầu hết nhược điểm của các dạng khác. Dạng vitamin này được chia liều sẵn, không chứa đường hay phụ gia. Chỉ với một ly nước cùng ống hút vitamin, trẻ có thể bổ sung các vi chất hàng ngày một cách dễ dàng, nhanh chóng và an toàn.
Bài Viết Tương Tự
Đạp xe thường xuyên có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe và tinh thần
Top những bệnh trong mùa nắng nóng trẻ em rất dễ mắc phải
Triệu chứng và những tác hại của bệnh phù chân ở người già